Lào Cai là một tỉnh ở vùng cao thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam. Hiện ở Lòa Cai có đến 25 dân tộc sinh sống nên đây là mảnh đất rất phong phú về bản sắc văn hóa, di sản văn hóa và đặc biệt hơn là có rất nhiều món ăn đặc sản Lào Cai nổi tiếng đáng để mọi người thưởng thức. Dưới đây, hãy cùng Dauanranee.com.vn khám phá các đặc sản Lào Cai ngay nhé!
Văn hóa ẩm thực Lào Cai bắt nguồn từ các sản phẩm có sẵn ở Lào Cai và do chính những người dân tại đây chế biến. Khi thưởng thức các món ăn đặc sản ở Lào Cai bạn sẽ cảm nhận được hương vị đặc trưng khiến các du khách đến đây nhớ mãi.
Phở chua Bắc Hà – Đặc sản Lào Cai đáng thưởng thức
Với phở truyền thống ở Bắc Hà sẽ bao gồm phở trộn, phở chan, phở chua cùng với nhiều nguyên liệu được chung, nổi tiếng nhất trong đó phải kể đến là phở chua. Đây là món phở có sự khác biệt lớn, không hề “đụng hàng” với bất kỳ nơi đâu. Chính bánh phở là thứ đã tạo nên sự khác biệt lớn nhất cho phở chua Bắc Hà. Bánh phở có màu hơi nâu nâu chứ không phải là màu trắng đục như ở các món phở truyền thống ở miền xuôi bởi sử dụng bột gạo đỏ đượcsd trồng ở xã Lùng Phình để tráng.
Với phở chua thì linh hồn của món ăn nằm ở nước chua. Theo như cách làm truyền thống của người dân nơi đây thì rau cải sẽ được trộn với nước đường sau đó ngâm và chắt lọc để lấy được nước chua. Nghe có vẻ khá đơn giản nhưng đây là quy trình rất khắt khe nên nước chua có đậm đà hay không phụ thuộc rất lớn vào người làm nghề. Ngày nay thì cách làm nước chua đã đơn giản hơn khi chỉ cần nấu nước giấm của hoa quả theo một tỷ lệ nhất định.
Bát phở chua sẽ gồm có bánh phở vừa được tráng còn hơi ấm nóng, rau sống, lạc, thịt lợn xá xíu và cuối cùng không thể thiếu là nước chua. Trước lúc ăn thì bạn nên cho thêm một chút muối vì so với khẩu vị chung thì món phở chua sẽ hơi nhạt. Món phở chua thích hợp hơn với mùa hè và bạn nên ăn lạnh sẽ ngon nhất. Nếu muốn ăn món phở chua thì bạn nên đến vào mùa hè vì mùa đồng thì rất khó để có thể tìm thấy món ăn này.
Thắng cố Bắc Hà
Thắng cố là một món ăn truyền thống của người H’mông phải nhắc đến. Khi người Tày, Mông, Nùng về Bắc Hà cư trú thì món thắng cố ra đời. Theo như truyền thống thì thịt dùng để nấu thắng cố là thịt ngựa tuy nhiên về sau thì chuyển qua nấu thắng cố với thịt trâu, lợn, bò.
Khác với ngày xưa thì bây giờ thịt ngựa, lục phủ ngũ tạng sau khi được ướp trong khoảng tầm 30 phút bằng các gia vị truyền thống thì xào cho thật chín và cho vào hầm đến khi nào nhừ ra là được. Khi thưởng thức thắng cố bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt, thơm và đặc biệt của thịt kết hợp cùng vị cay của ớt cùng vị ngay ngay của gia vị thắng cố sẽ mang lại một mùi vị không đâu tìm được.
Xôi 7 màu
Xôi bảy màu Lào Cai là món ăn mà bạn chỉ thấy trong những ngày lễ tết của người Nùng Dín. Với xôi 7 màu thì không những mang theo giá trị ẩm thực mà còn mang cả giá trị tâm linh rất sâu sắc.
Với mỗi màu xôi đều mang một ý nghĩa riêng đại diện cho cuộc chiến đã từng diễn ra bắt đầu từ tháng 1 cho đến tháng 7, màu đỏ thẩm tượng trưng cho máu của những người anh hùng đã hi sinh sanh dũng, màu vàng là màu của sự li tán, màu đỏ tươi tương trưng cho sự chiến thắng rất hào hùng của người dân Nùng Dín, màu xanh lá chuối là màu của chồi non nảy mầm trong mùa xuân,…
Một sự khác lạ tạo nên điểm đcặ biệt của món xôi này so với các món xôi khác chính là bản hợp tấu rất tài tình của màu sắc do chình những bàn tay của người phụ nữa Nùng Dín góp phần tạo nên. Món ăn này chỉ tận dụng những loại cây rừng có sẵn như: lá câm hoa, lá cây đỏ đen, nghệ, cây hoa vàng,… chứ không dùng bất cứ loại phẩm màu nào. Xôi 7 màu Lào Cai về độ dẻo vừa phải cùng màu sắc độc đáo làm người du lịch tại Lào Cai nhớ mãi.
Cốm – Đặc sản Sapa nổi tiếng
Cốm là một trong những đặc sản Sapa và là món ăn ngon được chế biến từ thóc nếp trồng ở trên nương cách biệt rất xa lúa tẻ được dùng để làm cốm nếp và mang hương vị cực kì thơm ngon của vùng núi rừng.
Người Tày Bắc Hà với kinh nghiệm dày dặn trong làm cốm càng làm cho món ăn thêm ngon hơn. Đặc biệt nhất là cốm sẽ không sử dụng bất cứ phẩm màu cũng như chất bảo quản nào. Cốm được ăn trực tiếp, chế biến thành chè cốm, ăn với hoa quả, chả cốm,….tùy từng khẩu vị.
Bánh dày – Đặc sản Lào Cai nổi tiếng
Một trong những món đặc sản mang hương vị Tết là món bánh dày. Đây là món bánh được làm rất công phu và khá phức tạp nhưng bảo quản được rất lâu tận hàng tháng vì Bắc Hà có khí hậu rất mát mẻ.
Có rất nhiều cách để chế biến bánh dày, tuy nhiên để thưởng thức ngon nhất thì bạn hãy đem nướng trên bếp than hồng. Đến khi chín bánh sẽ ngã vàng, phồng lên, tỏa ra một mùi hương rất ngây ngất ở vùng cao. Bánh dày là món ăn đặc sản của Lào Cai đặc biệt mang hương vị đặc sắc không đâu sánh bằng.
Mèn mén
Ngô sau khi được thu hoạch sẽ được phân loại và phơi khô khi vẫn còn vỏ và treo lên gác bếp để dùng dần. Lúc xay cần có hai người trong đó có một người đứng bỏ hạt và một người kéo tràng.
Để dễ đồ thì ngô xay ra phải đảm bảo nhỏ hơn cả hạt tấm. Sau khi cho bột ngô vào trong chõ thì rắc đều thêm một ít nước và đậy thật kín. Sau đó mới đặt lên trên chảo nước rồi đun cho đến khi có mùi thơm là cơm đã chín.
Để cẩn thận hơn người ta thường đồ hai lần. Lần thứ nhất mèn mén sẽ chưa chín hẳn. Đổ ra xảo, đánh cho tơi, chờ cho nguội bớt, thì rẩy thêm ít nước. Sau đó cho trở lại vào trong chõ đồ lần thứ hai. Người ta hay gọi Cơm bột ngô là mèn mén.
Bánh đúc ngô
Người dân thành thị đã quen với món bánh đúc được làm từ bột gạo, còn bánh đúc ngô thì chỉ thấy ở vùng cao. Đến với chợ Bắc Hà vào ngày tết thì du khách có thể thưởng thức bánh đúc ngô đặt trong các chậu lớn. Lúc có khách, người bán mới bắt đầu cắt thành những miếng nhỏ, thơm thơm có vị ngô rất quen thuộc.
Gà nướng với mắc khén
Khác với các món nướng từ gà thông thường khác thì gà nướng với mắc khén chính là một trong những món ăn mới và được rất nhiều du khách khi đến Lào Cai ưa chuộng bởi chính hương vị thơm của gà cùng những gia vị đặc trưng của vùng cao.
Gà đồi chính là loại gà ngon nhất được người dân nơi đây lựa chọn để làm nên món gà nướng mắc khén. Gà phải từ 1 – 1,5 kg không được quá non cũng như quá già để thịt gà ngọt và mềm không quá dai.
Gia vị chính trong món này là hạt mắc khén được dã thật nhỏ và trộn với ớt, muối, rau thơm, sả, gừng, chanh,… và thêm một ít gia vị khác rồi thoa lên trên bề mặt ngoài của gà để gà khi nướng được thơm ngon và đậm vị hơn. Sau cùng gà sẽ được bọc trong lá chuối và được bao phủ bởi than để gà luôn nóng tầm 30 phút thì đã có được món gà nướng mắc khén. Hạt mắc khén dã nhỏ được trộn cùng với rau thơm, ớt, muôi cũng được dã nhuyễn và thêm chút nước gà tạo nên một loại nước chấm phù hợp nhất với món gà này.
Rượu ngô
Đây là một trong những loại rượu đặc sản người Mông, rượu ngô Bản Phố cùng với rượu San Lùng đặc sản và rượu Táo Mèo là những danh tửu ở Lào Cai. Loại rượu này có màu trong gần giống với nước suối nhưng hương vị thơm nồng mang lại cảm giác dịu êm, sảng khoái lạ thường. Rượu ngô Bản Phố với hương thơm nồng nàn, quyến rũ bởi nấu từ nước lấy ở suối Hang Dế.
Loại ngô dùng để nấu rượu không được trồng ở nương rẫy mà là ở trên núi đá và loại ngô vàng này được trồng tại xã Lùng Phình, nơi nổi tiếng với nhiều loại rượu có hương thơm đặc trưng. Giống ngô vàng này sẽ cho trái chắc, vàng, tuy năng suất không được cao nhưng hạt lại rất bùi và mềm.
Thịt gừng của người Nùng Dín
Món Thịt lợn gừng là món ngon được chế biến từ xương sườn, xương sống và thủ tươi chưa rửa qua nước sau đó băm nhỏ và dùng nhiều gừng giã nhỏ đã vắt bớt nước, rồi trộn muối, xương băm và gừng lại với nhau rồi bóp thật nhuyễn. Để bảo quản độ tươi của thức ăn người Nùng Dín thường pha thêm ít rượu lúc bóp để tạo nên món ăn hấp dẫn.
Món thịt gừng này thường được hấp hoặc nấu. Những ai đã từng nếm thử các món ăn của người Nùng Dín sẽ không bao giờ quên món ăn mang đậm hương vị đặc biệt của nó bởi ngọt từ xương quyện cùng vị mặn mặn của muối kèm chút cay nóng từ gừng sẽ có món ăn tuyệt vời ngay.
Nấm chân chim
Nấm hay còn được gọi với cái tên là nấm phiến chẻ, là một trong những sản phẩm khá độc đáo mà chỉ có tại Lào Cai. Không chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng cao mà đây còn là loại dược liệu quý. Với vị ngọt thanh của nấm khiến những ai đã ăn thử khó mà quên được hương vịcủa vùng cao này.
Thịt nấm thường có màu trắng, bên dưới là phiến nấm. Lúc nấm còn non sẽ có màu trắng nhưng khi già thì là màu hồng thịt. Nấm được đặt trong gùi hay bày trên thảm cỏ, tấm vải. Nấm chân chim luôn được bán hết nhanh hơn rau khác ở chợ. Nấm được mua để nấu canh hay xào thịt. Vị ngọt của nấm sẽ khiến người thưởng thức những món khó quên.
Không những làm thức ăn, nấm chân chim còn là thảo dược quý hiếm, là một trong những đối tượng được nghiên cứu về sinh lý học, di truyền học. Đây là sự lựa chọn hoàn hảo khi bạn đang đắn đo không biết mua gì về làm quà.
Thịt bò cuốn rau cải Mèo
Thịt bò được ướp với gia vị sau đó thái lát mỏng rồi cuộn với một ít rau cải mèo ở trong, và xiên lại rồi nướng trên bếp than hồng. Vị ngọt của thịt bò cùng với một chút cay của tương ớt và một xíu đắng của rau cải mèo được pha lẫn với nhau khiến người thưởng thức món ăn khó mà cưỡng lại được.
Lê tai nung
Lê tai nung là một trong những đặc sản được bắt nguồn từ Đài Loan, và là giống cây hợp với khí hậu của địa phương nơi đây. Trong quá trình trồng có thể thấy Lê Tai nung ra hoa khá muộn, chậm hơn mận và đào, nên sẽ tránh được cái rét đậm của mùa đông.
Giống này thường thu hoạch ở Lào Cai vào tháng 6 và tháng 7(sau khi đã thu hoạch mận với đào). Giống lê này vỏ khá mỏng có vị ngọt mát và nhiều nước.
Đào
Lào Cai được biết đến là nơi trồng đào khá nổi tiếng, đào nơi đây là giống Pháp được đem về địa phương trồng vì gốc của giống đào ta hầu hết là không còn do bị người dân chặt về để chơi. Đào ở đây thường nhỏ, có vị hơi chua chua và ăn khá giòn. Đây sẽ là món quà đáng để mua tặng gia đình và bạn bè nhất.
Mận Bắc Hà
Những giống cây mận ở đây được trồng khoảng hơn 20 năm ở Ô Quy Hồ, và cũng là loài cây khá gắn bó với cuộc sống của người dân địa phương ở đây, mận Lào Cai trở thành một trong những loại quả đặc sản mà nhiều du khách muốn nếm thử.
Không giống những loài quả khác, mận vẫn giữ được màu xanh khi chín và có vị khá ngọt thêm phần căng mọng bên ngoài tạo nên món ăn đặc sản Lào Cai.
Rượu táo mèo
Đồng bào vùng cao Lào Cai hay gọi quả táo mèo là quả sơn tra, một loại quả vốn đã nổi tiếng ở Lào Cai từ lâu với khách nước ngoài khi đến vùng Tây Bắc. Khi nhắc đến quả táo mèo người ta sẽ nghĩ ngay đến Mù Cang Chải hoặc Trạm Tấu Yên Bái, tuy nhiên nếu nói tới rượu táo mèo thì chắc có lẽ phải nhắc đến Lào Cai.
Muốn làm ra được rượu chua chát thì quả táo mèo phải được rửa sạch và nhiều bước ngâm khác nhau tùy mỗi gia đình. Có nhà sẽ bổ đôi quả táo mèo ra một cách cẩn thận rồi ngâm với muối để giảm bớt nhựa quả nhưng cũng có một số nhà sẽ để nguyên quả qua đường cho ra nhiều nhựa rồi bỏ vào hũ ngâm rượu hay bình thủy tinh. Để rượu đạt đủ độ thì phải để khoảng 6 đến 8 tháng và sẽ có một loại rượu được tạo ra với mùi thơm rất đặc trưng và bổ dưỡng.
Rượu thóc Sim San
Rượu Sim San là một trong những đặc sản truyền thống của đồng bào dân tộc Dao, rượu này được người Dao đỏ trưng cất ở độ cao 2000m tại thôn Sim San.
Củ Hà Sin Cô
Nấm hương Y Tý
Một mùa hè mới sẽ bắt đầu khi những cơn mưa đầu tiên đến xóa đi những ngày giá lạnh và đây cũng là lúc bắt đầu mùa nấm rừng. Mùa này thường có vào tháng 4, tháng 5 ở Y Tý và nấm hương là loại nấm thường có nhất, thỉnh thoảng sẽ có nấm thông, nấm sò và nhiều loại nấm khác.
Theo như kinh nghiệm lâu đời của bà con ở đây thì nấm sẽ mọc lại rất nhều sau mỗi lần mưa, và cũng chính lúc này bà con sẽ rủ nhau lên rừng hái nấm. Nấm hương rừng rất ngon, và sẽ dễ tìm mua được vài dây nấm hương ở những quầy ven đường của bà con. Nấm hương được chế biến thành nhiều món làm nên những món ngon đúng chuẩn.
Bia Hà Nhì
Có một dân tộc ở Lào Cai chuyên sản xuất Bia truyền thống thủ công ở Lào Cai rất ngon đó chính là dân tộc Hà Nhì ở xã “Y Tý” Bát Xát, khi đi du lịch Lào Cai thì nên đến xã Y Tý để gặp người Hà Nhì bạn có thể sẽ thấy bất cứ nhà nào cũng đều biết nấu bia, ủ bia để sử dụng cho những ngày tết hay dịp lễ hoặc mời những vị khách quý. Bia của người dân tộc Hà Nhì được chế biến từ gạo nổi tiếng ở Lào đó là gạo nếp. Ủ bia là công đoạn khá cầu kỳ.
Để có thể có được một hũ bia có hương vị thơm ngon, mùi thơm đặc trưng thì việc quan trọng là phải chọn đúng loại nếp ruộng được phơi đủ nắng, có mùi thơm và hạt đều. Men đặc biệt chế biến từ hạt cây rừng chính là men dùng để ủ bia , hạt cây rừng sẽ được nghiền nhỏ và trộn với bột nếp và được ủ trong rơm. 10 kg gạo nếp có thể sẽ cho ra khoảng 7 lít bia. Ủ càng lâu, bia sẽ chuyển từ trắng sang vàng và uống rất ngon.
Lạp xưởng lợn đen-Đặc sản Lào Cai độc lạ
Lạp xưởng lợn đen khá đặc biệt là được làm từ thịt của giống lợn đen,khá ngọt và thơm. Quá trình chế biến cũng khá khó. Để làm ra lạp xưởng ngon thì phải chọn loại thịt mà có cả lạc và mỡ để không bị ngấy và cũng không quá khô khi ăn. Lạp xưởng sẽ được treo lên gác bếp khi đã được phơi khô khoảng ba nắng. Hơi nóng và khói của bếp lửa sẽ làm cho thịt săn hơn và thơm ngon kì lạ qua mỗi ngày.
Tương ớt Mường Khương
Là một món giản dị nhưng lại không thể thiếu trong bữa ăn người dân nơi đây, vì thế tương ớt Mường Khương luôn được nhiều khách du lịch từ phương xa biết bởi mùi thơm và vị cay nồng, ăn thử một lần là sẽ ghiền và không quên được sự đặc sắc và đậm đàcủa món này.
Rượu Mản Thẩn
Nếu rượu Bản Phố nổi tiếng ở Bắc Hà thì Si Ma Cai cũng có rượu Sín Chéng và Mản Thẩn. Nguyên liệu chủ yếu để nấu rượu là ngô bản địa, được kết hợp cùng với nguồn nước tự nhiên ở Si Ma Cai, Lào Cai và men Hồng My. Đặc biệt, có cả râu ngô lúc chưng cất nên rượu Mản Thẩn không gây tác hại tới hệ thần kinh, uống không nhức đầu.
Lời kết
Trên đây, Ranee đã giới thiệu đến bạn những món đặc sản Lào Cai gây thương nhớ ngay sau lần đầu thưởng thức. Nếu như có dịp được đến đây thì bạn nhất định phải trải nghiệm và mua các món ăn độc lạ, thơm ngon này về làm quà để cho chuyến đi đến vùng đất Lào Cai được trọn vẹn nhất. Chúc bạn có một chuyến đi thú vị tại vùng đất rừng núi Tây Bắc này nhé.