Top 15+ món ăn đặc sản Yên Bái ngon nổi tiếng hút hồn khách du lịch

Yên Bái là một tỉnh ở vùng núi Phía Bắc, không những được biết đến với rất nhiều cảnh đẹp thu hút khách du lịch như: động Xuân Long, động Thủy Tiên (Yên Bình), du …

Đặc sản Yên Bái

Yên Bái là một tỉnh ở vùng núi Phía Bắc, không những được biết đến với rất nhiều cảnh đẹp thu hút khách du lịch như: động Xuân Long, động Thủy Tiên (Yên Bình), du lịch sinh thái Suối Giàng, hồ Thác Bà,… mà Yên Bái còn nổi tiếng với những món ăn đặc sản ngon, thú vị và đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số nơi đây. Ẩm thực Yên bái ở đây rất phong phú và đa dạng, ở phía Tây của tỉnh Yên Bái là cái nôi văn hóa của cộng đồng người Thái, trong đó ẩm thực người Thái chính là một trong những điều mà các bạn không nên bỏ qua. Với người Tày thì lại khác, họ ăn uống rất đơn giản, ưa thích là những sản vật ở núi rừng như: rêu suối, chim thú,cá suối,… và cách để chế biến thành các món ăn rất đơn giản chứ không cầu kỳ như người Thái. Hãy cùng với dauanranee.com.vn điểm qua những món đặc sản Yên Bái mà bạn nhất định phải thưởng thức khi đến với vùng đất này nhé!

Nếp Tú Lệ – Đặc sản Yên Bái nổi tiếng

nep tu le

Với những ai đã từng đặt chân đến Tú Lệ và thưởng thức các món được chế biến từ gạo nếp như cháo cốm vịt, cốm, cơm lam, xôi nếp ngũ sắc,… được các cô gái Thái thổi hồn và nhâm nhi chén rượu nếp Tú Lệ và lâng lâng trong tiếng hát mời “Khắp mời lẩu” .

“Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò” là câu ca dao của đồng bào người Thái đã từ lâu không những được truyền tụng đi khắp vùng Tây Bắc, mà chính hương vị độc đáo, mới lạ của giống gạo quý ấy bay đi xa khắp mọi vùng của đất nước. Đặc biệt chính là nếp Tan Lả Tú Lệ (Văn Chấn). Vậy đâu mới chính là những nét đặc trưng của giống nếp quí này, để rồi khi ai đã một lần có duyên được thưởng thức thì cứ nhớ mãi hương vị đậm đà mùi thơm dịu dịu đầy sức quyến rũ, nhớ mãi một vùng đất, một vùng người.

Xôi ngũ sắc

xoi ngu sac

Với xôi ngũ sắc thì các giá trị truyền thống và hiện đại đều được hội tụ đủ, mang theo ý nghĩa về các quan niệm vũ trụ, các triết lý âm dương và ý nghĩa nhân sinh cao quý. Cơm xôi màu đỏ hay còn được gọi là khẩu cắm lanh tượng trưng cho những khát vọng. Cơm xôi màu tím hay còn gọi là khẩu cắm lăm tượng trưng cho sự trù phú của trái đất. Cơm xôi màu trắng hay còn gọi là khẩu nón tượng trưng cho tình yêu cao quý và thủy chung. Cơm xôi màu xanh hay còn gọi là khẩu niêu tượng trưng cho núi rừng của Tây Bắc. Cơm xôi màu vàng hay còn gọi là khẩu cắm hương tượng trưng cho sự ấm no.

Để có được một món xôi ngon thì người thợ sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình bắt đầu từ khâu chọn là, nhộm màu cho đến việc đổ xôi. Nguyên liệu phải là những hạt gạo nếp Tú Lệ trong, to, thơm ngon và vang tiếng khắp vùng. Màu sắc của món ngon này được nhộm từ 4 loại lá rừng có màu xanh – đỏ – tím – vàng, lá không quá già cũng không quá non được người dân nơi đây chọn lựa kỹ càng.

Sau đó thì rửa thật sạch nấu với nước lấy từ suối. Khi nước màu đã có thì cho gạo vào ngâm tầm 10 phút rồi vớt ra để cho thật ráo. Gạo đã ráo thì cho vào trong Mỏ Lửng – Tay Lung (chõ xôi hình bầu dục được làm bằng thân của cây cọ có để thủng hai đầu, đầu trên sẽ có nắp để đậy còn đầu dưới thì lót bằng phên nứa, mỗi chõ sẽ để được tầm 10kg gạo).

Quá trình để đồ xôi thì lửa phải thật đều và đượm than. Xôi sau khi đã chín sẽ dẻo, thơm, dù cho nóng hay nguội thì có nắm chặt cũng sẽ không hề dính. Xôi sau khi đã chín sẽ được đơm vào đĩa và bày theo các ý tưởng khác nhau. Đây là món đặc sản ngon và vô cùng hấp dẫn, 5 màu xếp trên một mâm xôi theo hình cánh hoa sẽ tượng trưng cho thuyết âm dương của Ngũ Hành, đồng thời sẽ thể hiện được khát vọng được yêu thương với một tình yêu thủy chung và lòng yêu cha kính mẹ của người dân Tây Bắc.

Mắc khén – Đặc sản nổi tiếng Yên Bái Mac khen

Có lẽ bạn đã từng nghe đến Mắc kén – loại gia vị của người đồng bào miền núi. Loại hạt này chỉ bé tí ti nhưng được xem là một trong các bí quyết để tạo ra món đặc sản của người vùng cao. Mắc nghĩa là quả, Khén là loại cây thân gỗ to lớn mọc ở trong rừng đại ngàn.

Về tên gọi thì tùy vùng miền mà có nơi sẽ gọi là ma khén, mắc kha, mắc khén. Vào tháng 11 hắng năm thì mắc khén ra hoa kết quả. Có người nói mắc khén chính là hạt tiêu rừng và khiến chúng ta dễ dàng liên tưởng đến loại cây hồ tiêu mọc dại trong rừng nhưng thực tế thì không phải.

Loại mắc khén xanh làm gia vị sẽ ngon nhất. Nhưng giai đoạn này thì mắc khén không để được lâu nên sau khi thu hoạch người dân sẽ phơi khô. Mắc khén sau khi phơi dần lộ ra phần hạt màu đen. Khi cần dùng tới thì người ta sẽ rang lên một ít để dùng dần mà không ảnh hưởng đến mùi hương của mắc khén.

Trong hầu hết các mâm cơm của người Tây Bắc đều thấy loại quả này. Mắc khén được giã nhuyễn và ướp với các món xào, chiên, nướng,…hay nổi tiếng với giới trẻ bây giờ mà món nước chấm “chẩm chéo” cũng được làm từ loại gia vị này. Mắc khén chính là loại quả độc nhất vô nhị mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng cao Tây Bắc. Đây là loại quả đặc sản Yên Bái nổi tiếng nhất.

Muồm muỗm rang Mường Lò – Đặc sản Yên Bái ngon nức tiếng

Muom muom rang

Muồm muỗm là thứ sinh vật được xem như là thiên địch bảo vệ mùa màng có hình dạng giống cào cào nhưng sẽ thon gọn hơn. Muồm muỗm được chế biến thành nhiều món nhưng món muồm muỗm rang giòn vẫn là đặc sản ngon nhất. Món ăn truyền thống trở thành món đặc sản được người dân và du khách đến đây ưa chuộng nhất.

Món muồm muỗm giòn là một món ăn dân dã và vẫn là đặc sản của Yên Bái với gia vị đặc trưng khó tả của món đặc sản này. Khi bắt được muồm muỗm thì sẽ sơ chế qua 4 bước: “vặt cánh, bẻ chân, ngắt đầu và rút ruột” rồi rửa sạch, để ráo nước và cho vào chảo.

Đầu tiên sẽ om muồm muỗm với măng chua trên bếp lửa và để riu riu. Nước cạn thì cho ngay mỡ hay dầu ăn vào và đảo đều tay trên bếp với lửa to, khi nào nghe thấy tiếng nổ lách tách là muồm muỗm đã chín giòn thì cho thêm một chút nước mắm, hạt nêm, một chút tương ớt và đảo thật nhanh tay. Cuối cùng thì cho thêm lá chanh thái nhỏ vào và đảo đều đến khi chín.

Muồm muỗm rang chín sẽ có màu vàng sậm và siêu thơm. Hoặc đơn giản hơn nhưng cũng ngon không kém là xiên muồm muỗm thành thành từng xiên rồi nướng. Tiếng xì xèo của mỡ chảy ra dưới sức nóng của than hồng khiến bạn muốn được thưởng thức món muồm muỗm rang này ngay lập tức. Nhấm nháp một con muồm muỗm vàng ruộm khiến người ta nhớ quê da diết.

Dế chiên giòn

de men chien

Dế mèn có thể được chế biến được rất nhiều món khác nhau nhưng đặc biệt phải kể đến là dế mèn đem chiên giòn. Dế phải chọn những con còn sống và đầy đủ chân thì món này mới ngon. Dế khi bắt về đem ngâm qua nước muối loãng đễ làm chết và khử sạch đi bùn đất. Dùng kéo để cắt bỏ đi những cái chân gai sắc nhọn, tiếp đó là rút ruột và bỏ đi túi hôi ở gáy.

Ở công đoạn chế biến bạn phải thật sự rất khéo léo chứ không sẽ làm dế bị nát, sau đó tiếp tục cho vào nước sôi hay nước măng chua rồi đem ướp với gia vị như tỏi, hành, bột ngọt,nước mắm,… rồi cho dế vào chảo dầu nóng và đảo thật đều và khéo léo để tránh sứt mẻ.

Dế mèn chiên giòn là một món ăn độc lạ và cũng là món ăn vô cùng hấp dẫn. Một dĩa dễ mèn chiên có màu vàng ruộm cùng mùi thơm hòa quyện với nhau. Bạn có thể thêm một chút tương ớt và măng chua để làm món ăn đậm đà hơn. Vị chua chua của chanh, vị cay nồng của ớt, thươm mùi sả hay the thé của lá chanh cùng với vị béo ngậy của dế giòn.

Dế mèn chiên giòn được phủ thêm một lớp tương ớt làm món ngon đặc sắc và đậm đà thêm. Ăn kèm với món này sẽ là các món rau và các loại quả như: xoài xanh, chanh, dưa chuột,… tạo cảm giác ngon miệng hơn.

Bánh chưng đen Mường Lò

banh chung den

Bánh chưng là món bánh truyền thống và không thể thiếu trong các dịp lễ của người Việt. Ở mỗi vùng thì người ta lại có cách làm bánh chưng khác nhau. Và người Thái cũng vậy, bánh chưng của họ có màu đen và mùi vị cũng khá khác với bánh chưng truyền thống.

Bánh chưng đen Mường Lò là món bánh không thể thiếu để thể hiện lòng biết ơn, kính trọng của con cháu dành cho ông bà và trời đất. Món bánh này không thể nào thiếu trên các mâm cỗ để cúng tổ tiên mỗi khi tết đến xuân về. Chính vì lý do đó mà nó trở thành món đặc sản ngon với cách làm khá phức tạp.

Nguyên liệu để làm nên loại bánh này được lựa chọn khá kỹ. Nếp phải là loại nếp Tú Lệ thơm ngon, nhân đỗ nho nhe hoặc đỗ xanh đãi cho sạch vỏ và không được lẫn sạn. Thịt lợn ngon nhất là phần ba chỉ hơi nhiều mỡ một chút, thái mỏng và ướp với tiêu, củ hành và các gia vị khác.

Để có màu đen cho chiếc bánh thì đồng bào lấy thân núc nác tước hết vỏ hoặc hoa của cây vừng đen đốt và giã thành than, giã cho mịn thành bột và trộn lẫn với gạo. Bánh chưng được gói thủ công và củi dùng để đốt lửa phải là loại củi to, giữ than được tốt. Khi luộc xếp bánh vào nồi và đậy kín vung.

Lúc nồi bánh chưa sôi thì phải đun lửa to đến khi sôi thì giữ lửa đều và đủ nhiệt độ để bánh chín nhuyễn, đun tầm 6-7 tiếng. Sau khi bánh đã chín thì vớt ra và cho vào chậu nước lạnh để rửa qua và treo bánh lên thành từng cặp để bánh ráo nước và không bị mốc. Ăn một miếng bánh và cảm nhận được hương vị rất đặc biệt với vị thơm của nếp, vị ngọt và béo của thịt vùng cao và vị bùi bùi của nhân đỗ xanh. Đây là đặc sản truyền thống quá nổi tiếng của người dân Tây Bắc với mùi thơm đặc trưng của vùng cao Yên Bái.

Rau dớn Mường Lò

rau don

Rau dớn thuộc họ quyết và lớn hơn cây dương xỉ, lá nhỏ xòe có cành dài. Rau dớn không có ở vùng đồng bằng mà chỉ có ở những vùng núi như bờ khe, bờ suối, dưới các tán rừng thấp nơi có độ ẩm khá cao. Đây là một món ăn rất dân dã ở vùng núi. Đối với nhiều người thì rau dớn chính là vua của các loại rau khi không những giúp cải thiện chất lượng bữa ăn mà còn chính là đặc sản để đãi khách trong các dịp lễ hội.

Với mỗi lần tổ chức lễ hội thì người dân sẽ vào rừng hái rau dớn để chế biến. Bởi vì loại rau này rất nhanh dập nát nên người ta hái đến đâu ăn đến đấy để đẩm bảo rằng rau luôn tươi xanh và chất lượng nhất. Rau dớn có thể được dùng để chế biến thành món xào, muối chua, làm nộm, luộc,…

Người ta thường hái rau tươi về và chọn phần non, rửa sạch hết bùn đất sau đó thì trụng sơ qua với nước sôi rồi vớt ra. Dầu thực vật chính là loại thích hợp nhất để có thể xào rau dớn. Ngoài ra thì rau dớn còn được dùng để chế biến các món khác như rau dớn xào cùng măng chua, rau xôi,…

Có thể rằng những vị khách khi muốn ăn rau dớn rừng với hương vị nguyên thủy thì chỉ cần nhặt những ngọn non rồi rửa sạch và cho vào nồi nước sôi để luộc. Đĩa rau luộc kèm chén nước mắm trông thật ngon cho thêm tỏi giã dập và vài lát ớt cũng đủ khiến người ăn xao xuyến.

Ruốc tôm Mường Lò

Với các nguyên liệu như thịt lợn thăn, tôm nõm, dầu thực vật tẩm ướp với gia vị của vùng Mường Lò đã tạo nên một món có hương vị khó tả. Tôm phải chọn con to, tươi sống, rửa sạch và bóc vỏ, bỏ đi chỉ đen trở trên phần lưng và phần đầu của tôm. Cho tôm vào trong cối để giã nhỏ. Thịt lợn thì băm nhỏ.

Sau đó cho dầu vào để rang cho thịt chín kỹ rồi cho tôm giã nhỏ vào đão cho thật đều sau đó thêm vaò vài giọt nước mắm cho phần ruốc thêm đậm đà. Khi rang thì để lửa nhỏ để tôm và thịt đều có thể chín đều tới lúc vừa khô thì có thể ăn được.

Cơm lam và xôi ngũ sắc khi ăn kèm với ruốc tôm Mường Lò thì bạn sẽ cảm thấy thật ấn tượng bởi hương vị đậm đà của ruốc tôm quyện cùng sự dẻo thơm của nếp Tú Lệ. Ruốc tôm chính là một món dường như khá đơn giản và dễ làm. Tuy nhiên, dù có công thức thì không phải ai cũng có thể làm ngon. Mỗi người ở mỗi vùng miền đều có nhiều cách riêng để tạo nên sự khác biệt trong mùi vị của từng món. Ghé đến miền Tây Yên Bái bạn sẽ được thưởng thức Ruốc tôm Mường Lò với mùi vị đặc biệt. Món đặc sản này cũng rất thích hợp để bạn mua làm quà ở các chợ vùng cao.

Măng sặt

Trên vùng đồi của huyện Trạm Tấu hay huyện Văn Chấn bạn sẽ thấy cây măng sặt mọc tự nhiên nhưng mọc nhiều nhất là ở thị xã Nghĩa Lộ. Măng sặt do mọc tự nhiên và không có sự chăm sóc nên khá hiếm. Nhưng khi nhu cầu ăn măng sặt của người dân và du khách ngày càng tăng cao thì người Dao đã quy hoạch các vùng măng trên khu rằng già thành các vùng riêng để chăm sóc cây măng phát triển tốt hơn, măng mập hơn. Măng sặt trồng ở mỗi vùng sẽ có mỗi vị khác nhau, ngon nhất phải kể đến là măng sặt ở Yên Bái. Đây là món đặc sản được nhiều thực khách săn đón mỗi khi đến Yên Bái.

Măng vầu cuốn thịt

mang vau cuon thit

Măng vầu thân nhỏ, không có gai, thộc họ tre, mọc trên núi hay ở rừng. Cứ vào tháng 12 đến giữa tháng 3 hằng năm thì đây là mùa măng vâu ngon nhất, những củ măng to, tròn và cực kì ngọt.

Theo như kinh nghiệm của người dân nơi đây thì khi nào trời có sấm thì măng đắng sẽ nhiều hơn và rất khó để ăn. Hầu như rằng ở khắp các góc chợ của miền núi sẽ đều có món này.

Món măng vầu cuốn thịt sẽ không quá cầu kỳ khi chỉ cần một mớ rau răm, thịt ba chỉ, thêm một quả trứng vịt và các loại gia vị như bột ngọt, muối,… Công đoạn đầu tiên chính là chọn củ to đem đi luộc trên bếp khoảng tầm ba đến năm tiếng để đỡ he và dễ gọt. Sau đó bóc bỏ phần ngoài và chỉ lấy lớp lá non bên trong. Công đoạn này cần sự tỉ mỉ vì nếu như lỡ tay thì lá sẽ bị rách thịt cuốn dễ bị bung ra. Phần củ thì dùng dao để gọt xung quanh tầm tám đến 10 phân và phải gọt thật mỏng để tránh dai. Phần nhân thịt thường sẽ dùng thịt loại có cả mỡ lẫn nạt như thịt ba chỉ để góp phần làm nên sự thành công của món đặc sản này.

Rau răm phải băm thật nhỏ và trộn đều với thịt xay nhuyễn cùng với trứng cho thêm chút hạt nêm và muối. Không được để nhân quá nhiều muối vì như vậy măng sẽ đắng và lúc chấm cùng các gia vị sẽ không còn thơm ngon nữa. Một trong những đặc sản nổi tiếng mà ai đến Yên Bái cũng muốn được thưởng thức.

Măng chua héo

mang chua heo

Măng chua héo hay còn được người dân gọi là “nó xổm héo” là một trong những đặc sản của đồng bào dân tộc ở vùng núi rừng Tây Bắc, đặc biệt hơn là Yên Bái. Cách để chế biến món này rất đơn giản từ măng tre, nứa, bương, vầu,… song măng chua héo lại mang một hương vị đậm đà, hoang sơ.

Dù đi rừng hay lên rẫy thì người dân cũng đều tranh thủ hái các gùi măng tươi non đem về chế biến thành các món ăn với măng chua héo – đặc sản của vùng núi Tây Bắc. Măng trắng, to, có vị he vừa hái và được bóc vỏ, rửa sạch đem vắt cho ráo nước rồi đem phơi nắng cho khô. Măng càng được nắng thì sẽ càng thơm ngon. Ngày nay, trong các bữa ăn của người dân tộc Tày hay người Thái không thể thiếu các món làm từ măng chua héo. Đây là một đặc sản Yên Bái làm quà rất thích hợp mà người dân núi rừng được thiên nhiên hào phóng trao tặng.

Xôi trứng kiến Mù Cang Chải-Đặc sản Yên Bái độc lạ

xoi trung kien

Nguyên liệu chính của món xôi trứng kiến là trứng kiến đen với gạo nếp nương trồng tại Mù Cang Chải. Loài kiến đen ở Mù Cang Chải phát triển mạnh mẻ nhất vào tiết trời sang xuân. Thời điểm này người dân thường lấy trứng kiến về làm xôi. Để trứng kiến không bị thấm nước mưa thì người dân phải lấy vào những ngày nắng ráo. Món này ngày càng phổ biến và trở thành đặc sản Yên Bái bởi hương vị mới lạ.

Vịt bầu Lục Yên

Vịt bầu Lục Yên rất chắc thịt, thơm ngon, thường được người dân chế biến món ăn ngon như vịt luộc, nướng, hấp cách thủy, nướng và làm mọc. Theo như thói quen ở địa phương thì không thể thiếu bát tiết canh và đĩa mọc. Vịt bầu sẽ ngon nhất là khi hấp. Để có thể giữ được vị ngọt và đậm đà của vịt thì khi mổ cũng phải mổ moi. Thêm vào đó, vịt còn có thể nấu thành các món luộc, om măng,  om mẻ cũng rất ngon.

Gà trống thiến Lục Yên

Không giống với gà trống thường về hình dáng bên ngoài và mùi vị, gà trống thiến Lục Yên thường to và ngon hơn. Mỗi con nặng khoảng từ 3 – 3,5kg, mào phải to đỏ chót, bộ lông mềm mượt và đuôi dài… Thịt gà khi luộc thường sẽ có màu vàng óng, rất thơm, ăn sẽ béo ngậy, thịt mềm.

Món Mọoc – Đặc sản Yên Bái ngon

mon mọoc

Trong khi người Kinh có món mọc làm từ giò sống và nấm hương ăn cùng với bún thì người Tày cũng có một món phát âm tương tự là mọoc nhưng với nguyên liệu rất khác. Món đặc sản này không những có trong những bữa ăn hàng ngày mà còn trở thành hương vị đặc biệt không thể thiếu trong các mâm cỗ lớn như ngày giỗ, ngày tết, … của người dân tộc Tày.

Nguyên liệu để làm nên món ăn này gồm có: hoa chuối rừng phải chọn loại hoa có màu tím và gần giống chuối nhà, thịt lợn ba chỉ tươi, cá tôm được bắt ở suối, loại nhỏ khi chế biến sẽ không cần bỏ ruột. Bột gạo nếp đóng vai trò như một chất để kết dính các thành phần lại với nhau.

Ngoài ra phải cần có các gia vị làm nên hương vị đặc trưng cho món mọoc – đặc sản Yên Bái. Hoa chuối sau khi hái về sẽ thái mỏng rồi ngâm trong muối để bớt đi độ chát sau đó thì vớt sạch và thái nhỏ. Thịt lợn, tôm, cá đem ướp với gia vị rồi đem giã nhuyễn. Sau đó đem các nguyên liệu trên cho vào chậu thêm vào chút muối, bột gạo và trộn đều.

Nắm mọoc thành từng nắm nhỏ, gói bằng lá dong và xếp vào chõ xôi. Để lửa xôi liên tục tầm 1 tiếng. Mọoc chín xếp ra cho nguội, mùi mọoc tỏa thơm thật hấp dẫn: mùi cay ngọt của gừng, dổi, xả quyện với mùi thơm béo của tôm cá và thịt lợn. Trong các bữa ăn thì món mọoc xếp ra dĩa và được đặt ở vị trí trung tâm của mâm.

Mọoc khi hoàn thành có màu tím và dẻo như hồ dính. Chấm với nước mắm hơi ấm nóng có nêm hạt dổi ăn với rau sống. Khi thưởng thức, món ăn có vị béo ngậy của thịt, vị bùi bùi của hoa chuối cộng với vị cay ấm ấm của các loại gia vị vùng này.

Thịt mắm cơm đỏ người Tày

com mam nguoi Tay

Không như các món ăn đặc sản khác, thị mắm cơm đỏ được chế biến rất đơn giản với cấc nguyên liệu mang đậm bản sắc của người miền núi, món thịt mắm cơm đỏ của người Tày ở Lục Yên cho khách du lịch biết đến một hương vị riêng biệt của các món ăn dân tộc. Nguyên liệu để làm nên món này gồm: củ giềng, ruọu nếp cái, rau răm, cây cơm đỏ, thịt ba chỉ. Ngày tết sau khi mổ lợn dù bé hay to thì người dân Yên Bái cũng dành riêng phần thịt để làm thịt mắm cơm đỏ.

Để làm món này thì người dân rửa sạch cây cơm đỏ và phơi qua nắng cho ráo nước. rồi sau đó thái nhỏ. Thịt làm sạch bằng nước muối rồi cho vào chum trộn đều với củ giềng, rau răm, rượu nếp cái và cây cơm đỏ rồi buộc thật kín bằng ni lông.Tầm 6 ngày thì mở chum, miếng thịt săn lại và có màu đỏ tươi. Gắp miếng thịt thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị chua, vị cay, vị ngọt của của giềng và hương nồng của nếp cái, vị ngon khó tả. Nếu như được đậy thật kín thì món này có thể để được đến 6 tháng.

Cá Sỉnh Nậm Thia

ca sinh nam thia

Cá Sỉnh là một trong những loại cá ăn rêu đá, gần giống như cá trôi Ấn Độ nhưng điểm khác biệt là nó có môi dày và đen xanh. Vào mùa sinh đẻ thì loài cá này thường bơi ngược về nguồn để đẻ trứng. Nhờ dòng nước khá xiết nên có thể đẩy lũ cá con dạt về nơi có dòng chảy yếu hơn và từ đó bảo vệ được nòi giống. Rất khó để có thể bắt được loài cá này bởi đây là loại cá rất khỏe và sợ tiếng động lạ.

Những chú cá sỉnh với bộ lườn béo ngậy được chế biến thành rất nhiều món để tiếp khách. Đơn giản nhất phải kể đến là món “Pa Kính Pỉnh”. Đây là món được làm bằng cách cá sỉnh thật tươi vừa mới bắt đem thoa muối và kẹp bằng gắp tre rồi nướng trên than hồng đến khi nào nghe mỡ cá xéo xèo và bốc mùi thơm, cá vàng đều các mặt thì đem xuống chấm muối ăn. Mùi vị món đặc sản này làm bao người phải xao xuyến sau khi nếm thử.

Pà Mẳm

Có rất nhiều loại Pà Mẳm ngon nhưng ngon nhất phải kể đến món Pà Mẳm cá chép. Món này phải đảm bảo quy tắc chế biến riêng. Cá chép phải là loại cá chép ao, ruộng chứ không phải loại cá nuôi. Cá sau khi bắt về thì thả trong nước sạch tầm 3-4 ngày để cá nhả hết chất bẩn sau đó vớt ra chậu khô và đổ rượu cùng muối đã rang vào và buộc chặt lại. Sau một lúc thì cá chết rồi đem ướp với các gia vị như hạt sẻn, gạo nếp, ớt băm nhuyễn,… Nhưng nhớ gia vị cho vào phải được xèo thơm trước nếu không mắm sẽ không ngon.

Qua 1 ngày thì chắt nước trong chum ra đem đun sôi rồi để nguội và bỏ vô lại . Công đoạn này được lặp đi lặp lại 2 lần trong các ngày tiếp theo. Sau tầm 3 ngày như vậy thì người ta bịt kín chum rồi đem chôn ở nơi khô thoáng. Đến tận 3 năm thì Pà Mẳm cá chép mới được mang lên để dùng. Món Pà Mẳm đạt yêu cầu là khi mở ra có mùi thơm của nếp, không có vị tanh. Cá phải đảm bảo rằng còn nguyên con, thịt có màu hồng tươi và dai. Tùy thuộc vào từng người mà Pà Mẳm sẽ được nướng chín hay dùng sống. Nhưng để thưởng thức trọn vẹn món này thì nên để sống và ăn cùng với rau thơm.

Lạp Xưởng

Món lạp xưởng hay còn gọi là lạp sườn là một trong những cách để bảo quản thịt khá độc đáo của người Yên Bái. Hầu như nhà nào ở Tây Bắc cũng trữ sẵn để dành ăn quanh năm. Giống với các bước làm lạp xưởng thông thường nhưng gia vị để nêm nếm sẽ khác.

Chính điều này đã tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn đặc sản này. Lạp xưởng Yên Bái không phải tự nhiên mà trở thành món đặc sản được mọi người biết đến nhiều như thế, món này thường sẽ được hun rất kỹ nên có màu khá sẫm hơn và săn lại. Để có thể thưởng thức thì buộc phải luộc sơ qua nước rồi đem chiên hoặc nướng tùy thích. Thứ đặc sản này bạn có thể mua về để làm quà tặng cũng rất phù hợp.

Táo Mèo- Đặc sản vùng Tây Bắc

tao meo

Táo mèo là loại quả khá nổi tiếng không những ở vùng Tây Bắc và được nhiều người biết đến. Vào tháng 9, 10 hàng năm là lúc người ta sẽ thu hoạch táo . Với táo mèo bạn nên lựa những quả nhỏ có sâu ăn sẽ ngon ngọt nhất. Tuy loại này bé nhưng có thể chế biến thành rất nhiều món khác nhau. Món này còn được làm thành rượu táo mèo, ô mai táo mèo hay muối xổi.

Đây là món đặc sản của Tây Bắc, khi không biết mua gì làm quà thì táo mèo và các sản phẩm được làm từ táo mèo là một món quà vô cùng thiết thực mà bạn có thể mua về để tằng bạn bè và người thân. Kỳ lạ thay dù cho chế biến thành bất cứ món nào thì táo mèo vẫn có thể giữ nguyên hương vị và làm say lòng biết bao nhiêu người. Táo mèo không quá khó để tìm mua, cứ tới tháng 8,9 thì bạn sẽ bắt gặp các xe người ta chở bán khắp nơi.

Ở mỗi vùng bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm những nét văn hóa khác nhau của các dân tộc tại Yên Bái. Trên đây là những món đặc sản Yên Bái thơm ngon nổi tiếng và được lòng rất nhiều du khách đến đây thưởng thức và mua về làm quà. Những món ăn này vô cùng hấp dẫn đúng không ạ? Ranee hi vọng khi đến thăm mảnh đất này bạn sẽ dành thời gian để trải nghiệm thử các món ăn đặc sản trên để chuyến đi đến vùng đất Yên Bái được trọn vẹn.

5/5 - (1 bình chọn)