Trong những ngày thời tiết nắng nóng khắc nhiệt có lẽ chè là sự lựa chọn của rất nhiều người, đặc biệt là món chè dừa dầm. Vừa có tác dụng thanh nhiệ cơ thể vừa cung cấp dưỡng chất lại còn vô cùng thơm ngon hợp khẩu vị. Chính vì vậy mà có rất nhiều người học cách làm chè dừa dầm thơn ngon tại nhà, vừa tiết kiệm tiền bạc lại đảm bảo an toàn vệ sinh. Sau đây xin mời quý đọc giả cùng dauanranee.com.vn tìm hiểu công thức làm món chè dừa dầm thơm ngon chuẩn vị dưới đây nhé!
Nguyên liệu nấu chè dừa dầm
Phần nước cốt dừa
- 01 kg cùi dừa (tương đương với khoảng từ 1 đến 2 quả dừa)
Phần sữa dừa
- Khoảng từ 500 đến 800 ml nước cốt dừa
- 80 gam đường (tùy thuộc vào khẩu vị có thể cân đối thêm)
- 100 ml sữa đặc
- Muối
- 50 gam bột bắp hoặc bột gạo (không bắt buộc)
Phần thạch rau câu dừa
- Khoảng từ 400 đến 500 ml nước dừa
- 01 gói bột rau câu dẻo
- 150 ml nước cốt dừa
- 200 gam đường
- 500 ml nước lọc
Phần trân châu dừa
- 300 gam cùi dừa tươi
- 600 gam bột năng
- 500 ml nước ấm
Chú ý thêm:
- Vì các nguyên nhiên liệu chính trên đây đều xuất phát từ dừa tươi nên có thể mua cả trái dừa (số lượng khoảng từ 1 đến 2 quả) để vừa có thể lấy nước, vừa có thể lấy cùi, sau đó tự rửa sạch, bỏ vỏ và nạo cho nhỏ cũng như bào lấy sợi thay vì mua từng loại được bán sẵn ở bên ngoài chợ hay các cửa hàng.
- Thay vì có thể tự làm nước cốt dừa thì chúng ta cũng có thể mua loại đóng hộp có sẵn tại trong các siêu thị hay cửa hàng.
Hướng dẫn cách làm chè dừa dầm ngon chuẩn
Bước 1: Làm nước cốt dừa
Để có thể làm dừa dầm, trước tiên cần phải có nước cốt dừa. Cách làm nước cốt dừa cũng vô cùng đơn giản nên chúng ta hoàn toàn có thể làm ở nhà một cách nhanh chóng. Nếu như bạn đang có cả miếng cùi dừa tươi thì cần rửa sạch, sau đó cắt sạch hết những phần vỏ nâu rồi đem đi bào thành 2 kiểu là loại nhỏ vụn và dạng sợi dài. Để có thể tiết kiệm được thời gian hơn, có thể tìm mua loại dừa đã được nạo thành sợi bán sẵn tại những cửa hàng.
Phần cùi dừa sợi sẽ ăn kèm trực tiếp với dừa dầm, không cần chế biến thêm gì. Đối với phần cùi nhỏ vụn thì chúng ta cho vào nước ấm, sau đó nhào cho đều rồi vắt mạnh tay để lấy phần nước cốt. Một cách đơn giản thứ hai đó là cho phần cùi dừa vào trong máy xay sinh tố, sau đó xay nhuyễn rồi sử dụng rây lọc bỏ phần bã, chỉ giữ lại phần nước cốt.
Bước 2: Làm phần sữa dừa
Tiếp theo đó, chúng ta cho 1 phần nước cốt dừa (lấy một lượng vừa đủ dành cho của gia đình) cho vào nồi đun cùng với đường và 1 thìa nhỏ muối, để lửa ở mức nhỏ sao cho hỗn hợp được sôi lăn tăn. Nếu như muốn hỗn hợp có một độ sánh, chúng ta có thể cho thêm 1 chút bột bắp hay bột gạo vào và khuấy cho đều.
Hỗn hợp được đun trong khoảng từ 10 đến 15 phút thì chúng ta cho thêm tiếp sữa đặc vào rồi khuấy cho đều cũng như hòa tan hết tất cả các nguyên nhiên liệu, sữa giúp cho phần nước dừa có vị béo ngậy và thơm ngọt. Cuối cùng, có thể tắt bếp và cho hỗn hợp ra bên ngoài để cho nguội, như vậy là chúng ta đã có thể chuẩn bị xong phần sữa dừa đối với món chè dừa dầm.
Đối với phần nước cốt sử dụng nấu sữa dừa, nếu như sử dụng loại đóng hộp được bán sẵn sẽ đặc hơn so với bình thường, thế nên không cần cho thêm bột bắp cũng như bột gạo để tạo nên độ sánh nữa.
Bước 3: Làm thạch rau câu dừa
Phần thạch rau câu bạn sẽ chia làm thành 02 loại, đó là loại thạch rau câu trắng giả dừa non và loại thạch rau câu nước dừa tươi.
Để có thể làm thạch rau câu trắng giả dừa non, chúng ta dùng 1/2 gói bột rau câu dẻo (khoảng 5 gam) trộn cùng với đường rồi sau đó đổ nước lọc vào và khuấy cho đều, tiếp theo đó cho lên bếp đun với lửa nhỏ.
Kế tiếp đó, chúng ta cho tiếp một ít nước cốt dừa để giúp tạo ra thạch màu trắng đục, trông sẽ giống như miếng cùi dừa non. Trong công đoạn đun, có thể vừa nấu và vừa khuấy liên tục cho đến khi được nhìn thấy hỗn hợp sôi, đồng thời hớt hết lớp bọt để giúp cho bề mặt thạch không bị rỗ rồi sau đó tắt bếp. Đổ phần thạch ra khuôn và để cho nguội ở trong ngăn tủ lạnh mát sao cho thạch được đông lại. Lúc sử dụng, chúng ta chỉ cần thái thành những miếng to có độ dày mỏng để trông giống như những miếng dừa non hơn.
Giai đoạn tiếp theo, chúng ta sẽ làm tiếp phần thạch rau câu nước dừa tươi, đối với công thức này thì phần nước lọc sử dụng làm thạch sẽ được thay thế bằng phần nước dừa tươi để có thể tạo ra được độ thanh mát và ngọt vừa miệng. Trước tiên, cho nốt 5 gam gói bột rau câu dẻo vào nồi sau đó thêm một chút đường cũng như nước dừa tươi rồi khuấy cho đều, đặt lên trên bếp và bật đun với lửa nhỏ. Chúng ta nên giảm bớt lượng đường được sử dụng đi một chút để giúp phần thạch rau câu không bị quá ngọt vì đã sử dụng phần nước dừa tươi.
Khi cảm thấy hỗn hợp được sôi, chúng ta dùng thìa để hớt sạch đi phần bọt đang nổi lên để giúp cho bề mặt thạch được mịn màng cũng như không bị rỗ thành những lỗ nhỏ, sau đó hãy tắt bếp và đặt nồi ra ngoài để cho nguội. Tiếp theo đó, chúng ta chỉ cần đổ hỗn hợp vừa làm vào các khay, sau đó cho vào ngăn mát của tủ lạnh để thạch được đông lại là hoàn thành. Phần thạch rau câu dừa tươi có thể cho đổ vào khuôn nhỏ để giúp tạo thành hình bông hoa, hình trái tim, hình hạt lựu hoặc ngôi sao.
Bước 4: Chuẩn bị trân châu dừa
Bước đầu tiên, chúng ta cho khoảng 600 gam bột năng vào 1 chiếc ca hoặc chậu sạch để ráo nước, có thể rây bột 1 lần để giúp cho bột được mịn màng hơn. Kế đến, chúng ta cho từ từ nước ấm vào nên chú ý điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế tình hình chứ không đổ hết nhằm giúp đề phòng trường hợp bột bị quá loãng hay không đủ nước để tạo nên độ gắn kết. Sau đó nhào bột liên tục cho đến khi cảm thấy lượng bột đã đủ độ mềm mịn thì sử dụng màng bọc thực phẩm để bọc khối bột lại, và cho bột nghỉ trong vòng khoảng 30 phút.
Trong khoảng thời gian này, chúng ta tiếp tục rửa sạch phần cùi dừa qua nước lọc, thái thành các viên hạt lựu nhỏ co kích thước khoảng chừng bằng đầu đũa để giúp làm nhân trân châu. Kế tiếp đó, bỏ khối bột ra và lấy một lượng bột nhỏ sao cho vừa đủ lăn tròn rồi sử dụng ngón tay để ấn dẹt xuống để có thể thêm nhân dừa. Kế đến, sử dụng tay thật nhẹ nhàng để gói lớp vỏ bột lại rồi bọc kín chúng. Tiếp tục vo tròn bột sao cho đến khi nhân không bị lộ ra ngoài cũng như không bị méo mó.
Trân châu sau khi được nặn xong toàn bộ thì có thể đem đi nấu chín. Đun một nồi nước nóng, cho đến khi nước được sôi hẳn thì mới thả trân châu vào, hãy quan sát đến khi nào chúng được nổi lên trên mặt nước thì chúng đã được chín. Đến lúc này, hãy vớt trân châu lên rồi sau đó thả ngay vào bát nước lạnh để giúp duy trì độ dẻo, những hạt trân châu thì cũng không bị dính vào nhau.
Khi hoàn thành các công đoạn trên hì nghĩa là bạn đã có được một bát trân châu dừa vô cùng ngon. Trân châu dừa có thể được ăn cùng với rất nhiều loại chè ngoài chè dừa dầm, do vậy bạn có thể lưu lại công thức này để có thể chế biến ngay và áp dụng vào các món chè khác.
Bước 5: Hoàn thiện cốc chè dừa dầm
Cuối cùng đó là chỉ cần trộn đều tất cả phần nguyên liệu đã được chế biến lại với nhau, thêm vào một ít đá và dừa tươi được nạo thành sợi là chúng ta có thể thưởng thức ngay món chè dừa dầm thơm ngon chuẩn vị rồi đó. Bên cạnh đó, cũng có thể rắc thêm mè rang hay đậu phộng rang được giã nhỏ để giúp cho món ăn thêm thơm ngon và béo ngậy hấp dẫn.
Trên đây là tất các những bước cách làm chè dừa dầm mà bạn có thể tham khảo. Chỉ với những bước đơn giản này cũng những lưu ý quan trọng mỗi khi thực hiện dauanranee.com.vn tin bạn sẽ có thêm cho mình một lựa chọn tuyệt vời và hoàn hảo ngay tại nhà thay vì đi ra bên ngoài vẫn có thể thưởng thức được món tráng miệng thơm ngon này.
Một số món ăn hấp dẫn khác:
Cách Làm Kem Flan, Bánh Flan Tại Nhà Đơn Giản Thơm Ngon.
Cách Làm Cafe Cốt Dừa Thơm Ngon Béo Ngậy, Pha Cà Phê Chuẩn
Cách Làm Gà Chiên Mắm Đơn Giản Ăn Với Cơm, Ngon Khó Cưỡng
Hướng Dẫn Cách Làm Kim Chi Cải Thảo Ngon Tại Nhà Chuẩn Vị Hàn Quốc
Hướng dẫn cách làm đường đen – Nấu siro đường đen đơn giản tại nhà